
Thiết kế nội thất là một cách sắp xếp và thể hiện nghệ thuật trong không gian nhà. Không chỉ là nghệ thuật, thiết kế nội thất còn đem đến sự tiện lợi và thoải mái cho người ở. Phong cách thiết kế nội thất trong nhà ở còn thể hiện tính cách, cá nhân, cái tôi và sở thích của gia chủ. Dưới đây là 10 phong cách được nhiều người yêu thích nhất và áp dụng vào không gian sống của mình.
- Phong cách thiết kế nội thất tối giản hiện đại (Modern Minimalist Style)
Phong cách này thể hiện sự đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ hiện đại với các chi tiết hình học đa dạng như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, bề mặt trơn láng ít chi tiết. Màu sắc chủ đạo là tối sẫm hoặc tươi sáng.
- Nội thất phong cách đương đại (Contemporary Style)
Rất nhiều người nhầm lẫn phong cách thiết kế tối giản hiện đại với phong cách đương đại. Nếu tối giản hiện đại là phong cách tập trung vào những chi tiết, hình dáng thì phong cách đương đại chú trọng vào không gian của căn nhà. Nội thất đương đại luôn được đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ và công năng tạo nên một không gian tiện nghi thoải mái, thích hợp với những căn hộ có diện tích nhỏ.
- Phong cách cổ điển (Classic Style)
Phong cách cổ điển lấy cảm hứng từ phong cách ở thế kỷ 15 16 ở châu Âu. Phong cách có nhiều chi tiết trong cả cấu trúc lẫn ánh sáng nhưng vẫn tinh tế. Đồ nội thất được trang trí cầu kì với nhiều họa tiết nghệ thuật được khắc hoặc dát lên bề mặt nhưng vẫn tạo cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp.
- Phong cách nội thất Rustic (Rustic Style)
Đây là phong cách với nội thất mang vẻ thô sơ, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên, vì thế dễ dàng nhận thấy trong phong cách này những đồ nội thất bằng gỗ là chủ đạo và cách thiết kế cũng đơn giản, tận dụng nhiều ánh sáng thiên nhiên.
- Phong cách Tân cổ điển (Classic Reinterpreted Style)
Đối với những người vừa yêu vẻ cổ điển nhưng cũng thích sự tinh tế, thanh lịch có hiện đại thì phong cách tân cổ điển là sự lựa chọn hoàn hảo. Xuất hiện từ thế kỉ 18, phong cách thiết kế này vừa vận dụng các chi tiết cổ điển nhưng vẫn tạo được sự mới mẻ và giữ được đường nét chính của cấu trúc tạo nên tổng thể vừa tinh tế vừa thanh lịch. Nội thất được kết hợp để tạo nên sự hợp nhất tinh tế hoàn hảo giữa cái cũ và cái mới.
- Phong cách Retro (Retro Style)
Đem phong cách thiết kế của những thập niên 50-70 vào nhà cũng không phải là ý kiến tồi. Phong cách retro vừa thể hiện được sự vui tươi, hài hước và đầy màu sắc pha trộn của những bữa tiệc. Phong cách retro biểu hiện cho sự chân thành, đơn giản, nhưng hiện đại và quyến rũ trong cuộc sống hiện đại. Một phong cách mang tính chất hoài cổ nhưng cũng không kém phần hiện đại.
- Phong cách thiết kế nội thất Maverick (Maverick Style)
Sáng tạo, độc đáo, trẻ trung và nổi loạn là những từ ngữ để miêu tả về phong cách thiết kế này. Phong cách thiết kế này không tuân theo bất kì quy tắc nào với các chi tiết màu sắc đa dạng, cấu trúc gồm các phần chồng chéo và phối ngẫu nhiên với nhau trong cùng một khu vực.
- Phong cách nội thất Hitech (Hitech Style)
Phong cách nội thất hitech vận dụng kính và kim loại, đá hay các vật liệu nhân tạo để tạo ra trọng tâm của các nội thất thiết kế. Nội thất có mặt phẳng, ít chi tiết, sử dụng các kỹ thuật cao để khoa trương tính thẩm mỹ. Màu sắc đơn giản, thường sử dụng màu bê tông nguyên thủy.
- Phong cách thiết kế nội thất đồng quê thanh lịch (Elegant Country Style)
Một phong cách nữa từ châu Âu mang hơi hướng đồng quê. Màu sắc tươi sáng, có thể vận dụng ánh sáng ngoài trời tạo sự nhẹ nhàng và lãng mạn, hòa hợp với thiên nhiên như hoa, cỏ kết hợp với các nội thất có họa tiết thanh lịch, bề mặt nội thất thường sơn hoặc có lớp gỉ nhẹ.
- Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian Style)
Đây là phong cách nội thất đang thu hút được sự chú ý của nhiều người và được phát triển rộng rãi trong những năm qua. Phong cách Bắc Âu thu hút bởi sự sang trọng, chuẩn mực và tinh tế như cuộc sống của người dân Bắc Âu vậy. Với màu sắc chủ đạo là trắng, nâu, kem và những màu gần gũi với thiên nhiên, nội thất có hoa văn mạnh mẽ, rõ nét, scandinavian style mang đến không gian tinh tế và hiện đại, hài hòa và thoải mái cho người sử dụng.